CHẤT THẢI TỪ CON NGƯỜI
Xử lý chất thải từ con người đúng cách đóng vai trò rất quan trọng để tránh ô nhiễm nguồn nước, tránh những tác động tiêu cực tới những người khác chẳng may “bắt gặp” chất thải, hạn chế khả năng lây lan dịch bệnh và tăng tỉ lệ phân hủy.
Ở hầu hết các khu vực, việc chôn lấp phân người đúng cách là phương pháp hiệu quả nhất để đáp ứng các tiêu chí này.
Trái với quan điểm chung, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc chôn phân người sẽ làm chậm quá trình phân hủy. Những tác nhân gây bệnh vẫn tồn tại trong một hoặc nhiều năm sau khi chôn. Tuy nhiên, chôn xuống đất vẫn là cách xử lý phù hợp nhất. Do tốc độ phân hủy chậm sau khi chôn nên cần phải lựa chọn vị trí chôn phù hợp, xa nguồn nước, xa điểm cắm trại và xa những khu vực thường xuyên được sử dụng khác.
HỐ CHÔN (CATHOLE)
Sử dụng hố là phương pháp xử lý chất thải được áp dụng phổ biến nhất. Bố trí hố cách xa nguồn nước, đường mòn và trại ít nhất 60 mét (khoảng 70 bước chân của người lớn). Chọn một nơi kín đáo mà những người khác không hay lui tới. Sử dụng xẻng nhỏ để đào một hố sâu khoảng 15-20cm, đường kính khoảng 10-15cm. Phủ lên trên hố bằng các vật liệu tự nhiên khi hoàn thành. Nếu cắm trại quá 1 đêm hoặc cắm trại theo nhóm gồm nhiều thành viên thì phải bố trí các hố cách xa nhau.
Có lẽ hố chôn là phương pháp xử lý chất thải con người phổ biến nhất được chấp nhận. Hố chôn có những lợi ích sau:
- Dễ đào ở hầu hết các khu vực
- Dễ ‘ngụy trang’ sau khi sử dụng
- Bảo đảm tính riêng tư
- Phân tán chất thải chứ không tập trung một vị trí (tăng khả năng phân hủy)
- Dễ chọn vị trí ngoài đường đi, mà có thể bạn chắc chắn rằng sẽ không ai ‘đụng phải’ nó.
Lựa chọn vị trí hố
- Chọn vị trí xa nguồn ngước, cách nguồn nước khoảng 60 mét (tương đương 70 bước chân của người lớn)
- Chọn nơi kín đáo, thường không có người lui tới, chẳng hạn như bụi cây, gần cây gỗ bị đổ hoặc sườn đồi thoải.
- Nếu cắm trại theo nhóm hoặc cắm trại quá 1 đêm thì phải bố trí các hố cách xa nhau, không bố trí hai Hố tại cùng một điểm.
- Cố gắng tìm một nơi có đất nhiều hữu cơ. Chất hữu cơ chứa nhiều sinh vật sẽ giúp nhanh chóng phân hủy phân. (Đất hữu cơ thường có màu sẫm và nhiều màu). Sa mạc không có đất hữu cơ như rừng núi.
- Nếu có thể, hãy bố trí Hố tại nơi mà nhận được nhiều ánh sáng mặt trời nhất vì nhiệt từ mặt trời sẽ trợ giúp quá trình phân hủy.
- Lựa chọn vị trí trên cao mà nước thường không chảy xuống khi tháo nước hoặc mưa bão để phân không bị ướt. Theo thời gian, phân phân hủy sẽ thấm vào đất trước khi ngấm vào nguồn nước.
Đào hố
- Xẻng nhỏ là công cụ ‘hoàn hảo’ để đào hố
- Đào một hố sâu khoảng 15-20cm, đường kính khoảng 10-15cm. Trên sa mạc, phân rất khó để phân hủy vì có rất ít đất hữu cơ; do đó, hãy đào hố sâu khoảng 10-15cm để nhiệt độ và ánh nắng mặt trời đẩy nhanh quá trình phân hủy.
- Phủ lấp bằng đất đã đào lúc đầu và phủ các vật liệu tự nhiên lên trên sau khi hoàn thành.
Hố ở những nơi khô cằn
- Hố chôn là phương pháp xử lý chất thải được áp dụng phổ biến nhất tại những vùng đất khô cằn. Bố trí hố cách nguồn nước, đường mòn và trại ít nhất 60 mét (tương đương 70 bước chân của người lớn). Tránh những khu vực có dòng nước chảy ngay cả khi khu vực đó hiện đang khô. Hãy chọn vị trí đào hố tại nơi nhận được nhiều ánh sáng mặt trời nhất để tăng tốc quá trình phân hủy. Vì nhiệt độ từ ánh nắng mặt trời có thể xuyên sâu gần 10cm xuống lớp đất sa mạc nên nó có thể tiêu diệt các mầm bệnh nếu chôn phân đúng cách. Sườn dốc hoặc dải đất trên đỉnh đồi hướng về phía nam sẽ nhận được nhiều ánh nắng mặt trời hơn so với những hướng khác.
HỐ XÍ (LATRINE)
Mặc dù hố chôn được khuyên khích nhưng hố xí đôi khi lại thích hợp hơn, chẳng hạn như khi cắm trại với trẻ nhỏ hoặc cắm trại trong nhiều ngày. Áp dụng những tiêu chí lựa chọn vị trí hố xí tương tự như hố chôn. Vì chất thải được tập trung tại một nơi nên quá trình phân hủy sẽ rất chậm, do đó, việc lựa chọn vị trí phù hợp vô cùng quan trọng. Một cách hiệu quả để tăng tốc quá trình phân hủy và giảm mùi hôi là rải một lớp đất sau mỗi lần sử dụng.
GIẤY VỆ SINH
Sử dụng tiết kiệm giấy vệ sinh và chỉ dùng các loại giấy trắng, không mùi. Giấy vệ sinh phải được xử lý đúng cách! Bạn có thể chôn giấy vệ sinh trong hố hoặc cho vào túi ni lon và bỏ đúng nơi quy định. Khi sử dụng đúng cách, giấy vệ sinh tự nhiên không chỉ hợp vệ sinh như giấy vệ sinh thông thường mà còn không gây tác động đến tự nhiên. Chúng tôi không khuyến khích các bạn sử dụng khăn giấy ướt vì chúng có thành phần nhựa và khó phân hủy. Không nên đốt giấy vệ sinh. Việc đốt giấy vệ sinh có thể dẫn đến cháy rừng.
BĂNG VỆ SINH
Để xử lý băng vệ sinh đúng cách, bạn phải cho vào trong túi nilon cá nhân và mang đi. Không được chôn vì chúng khó phân hủy và có thể bị động vật đào bới lên. Ngoài ra không được đốt vì phải cần một ngọn lửa với nhiệt rất nóng và mạnh để có thể đốt cháy chúng hoàn toàn.
NƯỚC TIỂU
Nước tiểu gây ít tác động lên thảm thực vật hoặc đất hơn. Trong một số trường hợp, nước tiểu có thể ‘thu hút’ động vật hoang dã ưa nước. Ngoài ra, nước tiểu cũng có thể làm rụng lá cây. Đi tiểu trên bề mặt đá, lá thông và sỏi ít có khả năng thu hút động vật hoang dã. Đổ nước hòa vào nước tiểu cho chúng loãng ra giúp tránh mùi hôi.
Nguồn: Internet